TINH HOA HỘI TỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bàn chân thầy giáo

Go down

Bàn chân thầy giáo Empty Bàn chân thầy giáo

Bài gửi by mercury hydragyrum Tue Feb 21, 2012 3:55 pm

“Góc sân và khoảng trời” là một tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa, được xuất bản năm 1968 khi thi sĩ mới 10 tuổi. Những vẫn thơ trong trẻo, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và tràn đầy tình thương mến về một miền quê yên bình, ấm áp tình người… đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm hồn tuổi thơ nhiều thế hệ.

Tập thơ có một mảng nội dung không nhỏ viết về hình ảnh của người thầy giáo như các bài: “Hỏi đường”, “Nghe thầy đọc thơ”, “Thầy giáo đi bộ đội”… Đặc biệt, bài thơ “Bàn chân thầy giáo” là một dấu ấn xúc cảm lớn của tập thơ với những dòng cảm động về tình thầy trò và lòng yêu nước ngút ngàn trong chiến tranh.

Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh giản dị thường ngày của người thầy.

Thầy ngồi ghế giảng bài

Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ

Một bàn chân đâu rồi

Chúng em không rõ…

Một câu chuyện cảm động lớn lao được gợi mở sau hình ảnh giản dị, đơn sơ ấy. Câu chuyện về một ngôi trường trong chiến tranh. Bom Mỹ dội xuống. Phượng đổ. Trường sập. Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi. Người thầy cầm súng ra trận, tạm biệt những học trò ngây thơ và trang giáo án còn dang dở để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, quê hương.

Sáng nào bom Mỹ dội

Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói

Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

Thầy cầm súng ra đi

Bài tập đọc dạy chúng em dang dở

Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Tàn lửa bom, khói đạn, người thầy trở về với những học trò xưa, vẫn vẹn nguyên tình cảm, vẹn nguyên tấm lòng. Nhưng: “một bàn chân không còn nữa”, máu xương người thầy đã hoà cùng đất mẹ cho ngày hoà bình của đất nước.

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân ko còn nữa

Ôi bàn chân

In lên cổng trường những chiều giá buốt

In lên cổng trường những đêm mưa dầm

Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo

Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Của cả cuộc đời mình

Đọc những bài thơ của Trần Đăng Khoa trong “Góc sân và khoảng trời”, dễ nhận thấy một hồn thơ rất thiếu nhi, con trẻ với nhiều sự vật, sự việc, con người được ngắm nhìn, miêu tả đầy sáng tạo, hồn nhiên. Nhưng trong đó không phải không có những câu thơ với sự chiêm nghiệm đong đầy mà ít ai có thể nghĩ rằng, người viết ra nó mới chỉ là một cậu bé 10 tuổi. “Bàn chân thầy giáo” là một ví dụ. Hình ảnh của người thầy thương binh với chiếc nạng gỗ bên mình mỗi giờ lên lớp đã tạo thành sự ám ảnh lớn trong tâm trí của cậu học sinh nhỏ tuổi. Hình ảnh ấy không trôi qua trong thờ ơ, vô cảm, nó đặt ra trong tâm trí trẻ thơ biết bao câu hỏi, để rồi tìm ta lời giải đáp ý nghĩa cho chính mình.

Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh

Hay Tây Ninh, Đồng Tháp ?

Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc

Cho lẽ sống làm người

Em lắng nghe thầy giảng từng lời

Rung động bao điều suy nghĩ

Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ

Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường

Em đi suốt chiều dài yêu thương

Chiều sâu đất nước

Theo những dấu chân người thầy năm trước

Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất

Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời...

Có nhà phê bình đã từng cho rằng, câu chuyện về người thầy của Trần Đăng Khoa trong bài “Bàn chân thầy giáo” có thể viết thành một truyện ngắn, hơn thế, có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết đẫm chất bi hùng. Nhưng trước hết, với tuổi của Trần Đăng Khoa lúc đó, nó là những tiếng lòng chân thật, cảm động được bật lên từ trái tim yêu thương chân thành đằm thắm hơn là một câu chuyện được nhào nặn qua những mỹ miều ngôn từ. Điều đó lý giải sức sống mãnh liệt của thi phẩm này trong tiềm thức của bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Và, với lứa tuổi và chất thơ riêng có ấy, thơ của Trần Đăng Khoa đã góp một hương sắc riêng trong dòng thơ viết về những người lính, người chiến sĩ, thương binh - một đề tài văn học có sức sống bất diệt trong văn chương Việt Nam
mercury hydragyrum
mercury hydragyrum
Nguyễn Thị Thảo Vy
Nguyễn Thị Thảo Vy

Tổng số bài gửi : 262
Join date : 05/11/2011
Age : 27

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết