Một câu chuyện thật cảm động ai đọc xong nhớ " cười " nha!!!!!!!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một câu chuyện thật cảm động ai đọc xong nhớ " cười " nha!!!!!!!!
Một câu chuyện cảm động
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.
Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?
Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”
Bạn đọc bình luận:
Qua câu chuyện này, tôi cảm thấy rất cảm động và đã khóc cho Teddy , cô giáo. Tôi tự hỏi không biết trên thế gian này , tình yêu thương con người có được mọi người "sử dụng" như những công cụ hàng ngày hay không?! Mà chỉ có những ganh tị, tạo vẻ bề ngoài cho chính bản thân và quên đi niềm thương yêu, quan tâm đến người khác. Khi chúng ta sống trong một xã hội phát triển, cùng với đầy thách đố , cạnh tranh mà quên đi con người của chính bản thân mình, quên đi sự thương cảm cho mọi người khác. Qua đây tôi chỉ muốn nói rằng :dù gì đi nữa! tôi cũng không quên đi chính mình trong một xã hội đầy cạm bẫy, và luôn sống hết mình vì mọi người với tất cả tấm chân tình .Tôi luôn hy vọng ngày nào đó, tôi sẽ nhận được một tấm chân tình thật sự như cô giáo dành cho Teddy, và dĩ nhiên để đạt được điều đó; tôi sẽ không ngừng "cho đi những gì mình muốn nhận".
( 17/10/2002 phan trung nam )
Câu chuyện này tôi đã từng đọc trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật, nhưng sau lần đọc lại này, cảm nhận của tôi vẫn không hề cũ đi. Cám ơn tác giả và Xitrum.net.
( 12/05/2003 Quang )
tôi đã có kinh nghiệm như teddy, khi mà tôi không còn tin ở bạn bè nữa thì đã có một ngày một người bạn đã bắt tay tôi, và với ánh mắt đó tôi đã ghi nhớ và phấnđấu hết mình, cảm ơn xì trum đã giúp tôi được sống lại cảm nhận ngày nào
( 03/12/2003 dam san )
câu chuyên nà ggây cho tôi rất nhiều xúc động .Nó thể hiện tình yêu thương quí trọng mà con người giành cho nhau . Cảm ơn tác giả của câu chuyện này
( 27/08/2004 )
Câu chuyện nay giúp cho tôi học hỏi được nhiều diều khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, quả thật là khi đánh giá một con người ta không nên nhìn vẻ bề ngoaì của họ mà nhận xét,cô giáo thompson là một điển hình,tuy nhiên sau khi đã tìm hiểu kỉ sự việc và hiểu được hoàn cảnh của học trò mình, cô đã có những sữa đổi về cách ứng xữ, chính cô là nguồn sống, là niềm an ủi cho cậu học sinh của minh vượt lên trên số phận và trở thành người công dân có ích cho xã hội.Cám ơn tác giả xì trum net đã đăng mẫu truyện trên
( 25/09/2004 luan )
Tôi không cần bình luận thêm gi nữa và chỉ co một câu duy nhất là " Lần gập ban đầu chưa quyết định được điều gì"
( 02/03/2006 NGUYỄN THỊ NGA )
Ba năm cấp 3 với tôi là ba năm mệt mỏi, chán trường và chán đời, nhưng tôi đã không có được may mắn là gặp được một người thầy như cô Thompson. Cô giáo chủ nhiệm tôi 2 năm liền là một người cũng hết lòng yêu thương học sinh, nhưng cô lại hay cáu gắt. Cô rất hay trách, hay nóng giận và hay tỏ ra bực mình với học sinh.
Nhưng tôi vẫn đỗ ĐH vì những ngày cuối của ba năm cấp 3 tôi gặp được một người bạn. Và trong trường hợp này tôi cũng có phần giống Teddy. Bạn ấy tin tôi, bạn ấy dành cho tôi một tình bạn chân thành và hơn hết bạn ấy làm cho tôi có cảm giác mình được yêu thương được có cảm giác là nguời hạnh phúc. Chính nhờ những điều ấy mà tôi mới có thể được như ngày hôm nay.
Câu chuyện của Xitrum gợi lại trong tôi bao kỷ niệm đẹp. Tôi viết xong những lời tâm sự này cũng là lúc tôi muốn nói thật lớn rằng tôi cám ơn cuộc sống này, cám ơn những người như cô Thompson, như Teddy và như những người bạn của tôi nữa.
( 02/03/2006 Huy_vlc )
Ngày xưa lúc còn học trung cấp và cả lúc thi rớt Đại học, quá trình đó của luôn có sự cảm thông, tin tưởng vào tôi từ ba má, nhất là má của tôi. Lúc thi rớt đại học do lý lịch (tôi học khá giỏi), tôi rất đau buồn, day dứt, cảm thấy có lúc không chịu nổi. Đã có lúc tôi như đi bụi đời hàng mấy năm trời. Khi đó dòng họ, bà con xóm giềng ai cũng nghĩ rằng tôi chả làm gì được nữa. Duy có ba má tôi là lúc nào cũng tin rằng tôi là đứa con có năng lực cao, luôn tin yêu vào tôi. Ba má tôi lúc nào cũng tin rằng tôi sẽ đậu ĐH, và thật thế, tôi đã làm xong việc ấy. Vâng! Vì trước tình yêu thương, tin tưởng, rộng lượng của Ba Má mà tôi không dám hư người. Lúc bắt đầu làm lại cuộc đời, tôi đã thốt lên câu nói của ai đó mà tôi biết được "Kính dâng Mẫu thân, vì Người mà con không dám hư người". Và tôi đã làm được - nhờ tình yêu thương tin tưởng từ cha mẹ. Mong tất cả các em sau này đều được như tôi ngày trước, có cha mẹ tin tưởng chở che khi thất bại tên đường đời không lường trước được này.
( 09/03/2006 Vu Minh Trung )
Câu chuyện thạt là một triết lý sống rất hay. Tôi cũng là một giáo viên dạy lớp 5, Tôi cũng ko biết mình phải làm sao với học trò của mình. Có lẽ là do tôi mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hiểu tâm lý của học sinh minh chăng? tôi cố hết sức để giúp đỡ, an ủi hay động viên các em nhưng hình như các em ko hiểu được diều đó. Tôi phải cố gắng thật nhiều.... thất nhiều hơn nữa đúng ko?
( 15/03/2006 thanh thuỷ )
câu chuyện rất hay !!!
dù là cũa nước ngoài nhưng đó lá tiếng nói chung cho cã thế giới ,một tiếng nói vế tình người ,
khi một người lá dộng lực cho người khác ,thì thật hạnh phúc phãi ko các ban !!!!
( 01/04/2006 phuoc sang )
Tôi rất xúc động khi đọc câu chuyện này. Tôi là một giáo viên và tôi đã làm như cô Thômpson đối với rất nhiều học sinh. Tôi nhận được gần 200 bức thư sau năm đầu tôi đi dạy. Học sinh của tôi chơi lô đề, trộm cắp có, bỏ nhà có, bố mẹ nghiện, đánh nhau...và chúng cần đến tôi. Tôi nghĩ là một người giáo viên cần lắm sự tin tưởng, yêu thương học sinh. Tôi tin học sinh tôi, các em đều có bản chất tốt, chỉ có điều hoàn cảnh đã làm các em bị xấu đi... Hãy gần gũi và đặt niềm tin ở các em. Tôi chỉ là một giáo viên trẻ mới đi dạy được 1 năm nhưng với gần 300 tấm thiệp, gần 200 bức thư, nghìn con hạc, sao, hoa tự làm... Tôi tin dù cuộc sống có bị đồng tiền chi phối thì học sinh vẫn là những em cần quan tâm, yêu thương và cần chia sẻ và sống rất tình cảm. Và tôi hi vọng bất cứ một giáo viên nào đều có một tấm lòng nhân hậu và một tấm lòng bao dung, độ lượng.
( 12/06/2006 Diệp )
Đứng dậy sau vấp ngã... để đi vững hơn hay tiếp tục vấp ngã vì vết thương do lần vấp ngã trước tác động.
( 21/06/2008 Lê Cường )
Một câu chuyện cảm động, thật sự cảm động. Tôi cũng từng là một học sinh cá biệt và cô giáo chủ nhiệm đã luôn bên tôi, như cô thompson vậy. Tôi đã chọn nghề giáo để được như cô, để kề cận bên những học sinh cá biệt, nhưng rất tiếc, tôi lại không thể đi hết con đường trở thành một nhà giáo tốt, tôi chỉ đi dạy được 01 năm rồi chuyển công tác khác nhưng đã hiểu và biết được sự cao cả của nghề giáo. Đọc mẩu chuyện vào ngày 20/11, tôi thấy nghề giáo thật cao cả. xin cảm ơn cuộc đời còn có những người thầy, người cô tốt như thế để bao thế hệ học trò không lạc lối.
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.
Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?
Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”
Bạn đọc bình luận:
Qua câu chuyện này, tôi cảm thấy rất cảm động và đã khóc cho Teddy , cô giáo. Tôi tự hỏi không biết trên thế gian này , tình yêu thương con người có được mọi người "sử dụng" như những công cụ hàng ngày hay không?! Mà chỉ có những ganh tị, tạo vẻ bề ngoài cho chính bản thân và quên đi niềm thương yêu, quan tâm đến người khác. Khi chúng ta sống trong một xã hội phát triển, cùng với đầy thách đố , cạnh tranh mà quên đi con người của chính bản thân mình, quên đi sự thương cảm cho mọi người khác. Qua đây tôi chỉ muốn nói rằng :dù gì đi nữa! tôi cũng không quên đi chính mình trong một xã hội đầy cạm bẫy, và luôn sống hết mình vì mọi người với tất cả tấm chân tình .Tôi luôn hy vọng ngày nào đó, tôi sẽ nhận được một tấm chân tình thật sự như cô giáo dành cho Teddy, và dĩ nhiên để đạt được điều đó; tôi sẽ không ngừng "cho đi những gì mình muốn nhận".
( 17/10/2002 phan trung nam )
Câu chuyện này tôi đã từng đọc trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật, nhưng sau lần đọc lại này, cảm nhận của tôi vẫn không hề cũ đi. Cám ơn tác giả và Xitrum.net.
( 12/05/2003 Quang )
tôi đã có kinh nghiệm như teddy, khi mà tôi không còn tin ở bạn bè nữa thì đã có một ngày một người bạn đã bắt tay tôi, và với ánh mắt đó tôi đã ghi nhớ và phấnđấu hết mình, cảm ơn xì trum đã giúp tôi được sống lại cảm nhận ngày nào
( 03/12/2003 dam san )
câu chuyên nà ggây cho tôi rất nhiều xúc động .Nó thể hiện tình yêu thương quí trọng mà con người giành cho nhau . Cảm ơn tác giả của câu chuyện này
( 27/08/2004 )
Câu chuyện nay giúp cho tôi học hỏi được nhiều diều khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, quả thật là khi đánh giá một con người ta không nên nhìn vẻ bề ngoaì của họ mà nhận xét,cô giáo thompson là một điển hình,tuy nhiên sau khi đã tìm hiểu kỉ sự việc và hiểu được hoàn cảnh của học trò mình, cô đã có những sữa đổi về cách ứng xữ, chính cô là nguồn sống, là niềm an ủi cho cậu học sinh của minh vượt lên trên số phận và trở thành người công dân có ích cho xã hội.Cám ơn tác giả xì trum net đã đăng mẫu truyện trên
( 25/09/2004 luan )
Tôi không cần bình luận thêm gi nữa và chỉ co một câu duy nhất là " Lần gập ban đầu chưa quyết định được điều gì"
( 02/03/2006 NGUYỄN THỊ NGA )
Ba năm cấp 3 với tôi là ba năm mệt mỏi, chán trường và chán đời, nhưng tôi đã không có được may mắn là gặp được một người thầy như cô Thompson. Cô giáo chủ nhiệm tôi 2 năm liền là một người cũng hết lòng yêu thương học sinh, nhưng cô lại hay cáu gắt. Cô rất hay trách, hay nóng giận và hay tỏ ra bực mình với học sinh.
Nhưng tôi vẫn đỗ ĐH vì những ngày cuối của ba năm cấp 3 tôi gặp được một người bạn. Và trong trường hợp này tôi cũng có phần giống Teddy. Bạn ấy tin tôi, bạn ấy dành cho tôi một tình bạn chân thành và hơn hết bạn ấy làm cho tôi có cảm giác mình được yêu thương được có cảm giác là nguời hạnh phúc. Chính nhờ những điều ấy mà tôi mới có thể được như ngày hôm nay.
Câu chuyện của Xitrum gợi lại trong tôi bao kỷ niệm đẹp. Tôi viết xong những lời tâm sự này cũng là lúc tôi muốn nói thật lớn rằng tôi cám ơn cuộc sống này, cám ơn những người như cô Thompson, như Teddy và như những người bạn của tôi nữa.
( 02/03/2006 Huy_vlc )
Ngày xưa lúc còn học trung cấp và cả lúc thi rớt Đại học, quá trình đó của luôn có sự cảm thông, tin tưởng vào tôi từ ba má, nhất là má của tôi. Lúc thi rớt đại học do lý lịch (tôi học khá giỏi), tôi rất đau buồn, day dứt, cảm thấy có lúc không chịu nổi. Đã có lúc tôi như đi bụi đời hàng mấy năm trời. Khi đó dòng họ, bà con xóm giềng ai cũng nghĩ rằng tôi chả làm gì được nữa. Duy có ba má tôi là lúc nào cũng tin rằng tôi là đứa con có năng lực cao, luôn tin yêu vào tôi. Ba má tôi lúc nào cũng tin rằng tôi sẽ đậu ĐH, và thật thế, tôi đã làm xong việc ấy. Vâng! Vì trước tình yêu thương, tin tưởng, rộng lượng của Ba Má mà tôi không dám hư người. Lúc bắt đầu làm lại cuộc đời, tôi đã thốt lên câu nói của ai đó mà tôi biết được "Kính dâng Mẫu thân, vì Người mà con không dám hư người". Và tôi đã làm được - nhờ tình yêu thương tin tưởng từ cha mẹ. Mong tất cả các em sau này đều được như tôi ngày trước, có cha mẹ tin tưởng chở che khi thất bại tên đường đời không lường trước được này.
( 09/03/2006 Vu Minh Trung )
Câu chuyện thạt là một triết lý sống rất hay. Tôi cũng là một giáo viên dạy lớp 5, Tôi cũng ko biết mình phải làm sao với học trò của mình. Có lẽ là do tôi mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hiểu tâm lý của học sinh minh chăng? tôi cố hết sức để giúp đỡ, an ủi hay động viên các em nhưng hình như các em ko hiểu được diều đó. Tôi phải cố gắng thật nhiều.... thất nhiều hơn nữa đúng ko?
( 15/03/2006 thanh thuỷ )
câu chuyện rất hay !!!
dù là cũa nước ngoài nhưng đó lá tiếng nói chung cho cã thế giới ,một tiếng nói vế tình người ,
khi một người lá dộng lực cho người khác ,thì thật hạnh phúc phãi ko các ban !!!!
( 01/04/2006 phuoc sang )
Tôi rất xúc động khi đọc câu chuyện này. Tôi là một giáo viên và tôi đã làm như cô Thômpson đối với rất nhiều học sinh. Tôi nhận được gần 200 bức thư sau năm đầu tôi đi dạy. Học sinh của tôi chơi lô đề, trộm cắp có, bỏ nhà có, bố mẹ nghiện, đánh nhau...và chúng cần đến tôi. Tôi nghĩ là một người giáo viên cần lắm sự tin tưởng, yêu thương học sinh. Tôi tin học sinh tôi, các em đều có bản chất tốt, chỉ có điều hoàn cảnh đã làm các em bị xấu đi... Hãy gần gũi và đặt niềm tin ở các em. Tôi chỉ là một giáo viên trẻ mới đi dạy được 1 năm nhưng với gần 300 tấm thiệp, gần 200 bức thư, nghìn con hạc, sao, hoa tự làm... Tôi tin dù cuộc sống có bị đồng tiền chi phối thì học sinh vẫn là những em cần quan tâm, yêu thương và cần chia sẻ và sống rất tình cảm. Và tôi hi vọng bất cứ một giáo viên nào đều có một tấm lòng nhân hậu và một tấm lòng bao dung, độ lượng.
( 12/06/2006 Diệp )
Đứng dậy sau vấp ngã... để đi vững hơn hay tiếp tục vấp ngã vì vết thương do lần vấp ngã trước tác động.
( 21/06/2008 Lê Cường )
Một câu chuyện cảm động, thật sự cảm động. Tôi cũng từng là một học sinh cá biệt và cô giáo chủ nhiệm đã luôn bên tôi, như cô thompson vậy. Tôi đã chọn nghề giáo để được như cô, để kề cận bên những học sinh cá biệt, nhưng rất tiếc, tôi lại không thể đi hết con đường trở thành một nhà giáo tốt, tôi chỉ đi dạy được 01 năm rồi chuyển công tác khác nhưng đã hiểu và biết được sự cao cả của nghề giáo. Đọc mẩu chuyện vào ngày 20/11, tôi thấy nghề giáo thật cao cả. xin cảm ơn cuộc đời còn có những người thầy, người cô tốt như thế để bao thế hệ học trò không lạc lối.
Similar topics
» MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH CẢM ĐỘNG
» Bí mật của nụ cười
» Giờ Học Cuối
» 2 BÀI VIẾT CẢM ĐÔNG VỀ MẸ ( HÀNG THAM KHẢO )
» Phân tích bài thơ "Đồng chí "của Chính Hữu.
» Bí mật của nụ cười
» Giờ Học Cuối
» 2 BÀI VIẾT CẢM ĐÔNG VỀ MẸ ( HÀNG THAM KHẢO )
» Phân tích bài thơ "Đồng chí "của Chính Hữu.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|