TINH HOA HỘI TỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

hóa học và cuộc sống

Go down

hóa học và cuộc sống Empty hóa học và cuộc sống

Bài gửi by mercury hydragyrum Thu Apr 05, 2012 6:59 pm

1. Làm thế nào để khắc trạm các hình vẽ, hoa văn lên thuỷ tinh?
Thuỷ tinh là vật liệu cứng và trơn, rất khó có thể dùng trạm khắc thông thường để tạo các hình vẽ, hoa văn một cách chính xác. Để làm được điều đó phải sử dụng axit flohydric, một loại axit ăn mòn thuỷ tinh rất mạnh. Trước tiên, tráng một lớp parafin lên bề mặt thuỷ tinh rồi cẩn thận dùng lưỡi chạm để khắc vẽ các hoa văn trên lớp parafin sao cho để lộ chúng đến bề mặt thuỷ tinh. Sau đó dùng axit flohydric phủ lên bề mặ parafin để cho ăn mòn các nét vẽ, điều này cuối cùng sẽ tạo các hoa văn trên bề mặt thuỷ tinh.
2. Loại sơn đáy tàu thuyền đi biển có gì đặc biệt nhằm đảm bảo các đặc tính của tàu thuyền?
Trong nước biển luôn có các sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục lỗ,... Đặc biệt là khi chúng còn ở dạng ấu trùng, các sinh vật này rất dễ bám vào đáy tàu và các phần tàu ngập trong nước. Qua thời gian dài, các sinh vật này càng phát triển. Điều này sẽ làm giảm đáng kể tốc độ của tàu thuyền. Để hạn chế điều này, đáy thuyền được sơn bằng loại sơn đặc biệt có chứa một số chất độc như: đồng (I) oxit, các hợp chất có chứa thuỷ ngân, các hợp chất hữu cơ có chứa thiếc,...
3. Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ phát hiện các lái xe uống rượu?
Thành phần chính của các loại đồ uống có cồn là rượu etylic. Rượu etylic là một chất dễ bị oxy hoá. Chất oxy hoá được dùng trong các máy đo độ cồn của lái xe là crom (VI) oxit CrO3, một chất kết tinh màu vàng da cam. Bột crom (VI) oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành crom (III) oxit có màu xanh đen. Đây là phản ứng rất nhạy dùng để phát hiện rượu trong hơi thở của người lái xe.
4. Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Bột trắng thường dùng là bột magie cacbonat, một loại bột rắn mịn, nhẹ và có tác dụng hút ẩm tốt. Magie cacbonat có tác dụng hấp thụ mồ hôi trên bàn tay của vận động viên, đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao.
5. Tại sao người ta thường nhuộm xanh các hạt hút ẩm silicagel?
Hạt hút ẩm silicagel là những hạt rắn có kích thước hạt đậu, diện tích bề mặt lớn do có nhiều lỗ nhỏ và có tác dụng hút nước mạnh. Khi ngâm các hạt silicagel vào dung dịch muối coban clorua thì thu được các hạt silicagel có màu. Hạt chưa hút ẩm có màu xanh. Khi hạt silicagel được sử dụng để hút ẩm và đến một mức độ nào đó thì biến thành màu đỏ của coban clorua ngậm nước. Điều này báo hiệu silicagel đã hút nhiều nước và cần phải đem sấy khô. Khi được sấy khô, các tinh thể ngậm nước của coban clorua sẽ trở về dạng khan, hạt silicagel lại trở lại màu xanh.
6. Tại sao sau khi thuộc da thì da lại trở nên mềm và bền?
Da động vật thường có chứa nhiều protein, nếu không qua xử lý thì các protein này rất dễ bị thay đổi. Thuốc thuộc gia có thể có nguồn gốc thực vật, khoáng vật và dầu béo. Axit tanic là một chất thuộc da được sử dụng từ lâu. Giai đoạn đầu tiên là xử lý ban đầu: ngâm tẩm, lạng mỡ, nhổ lông, rửa da, ngâm axit hoặc kali nitrat, làm cho da sạch mỡ, sạch lông, hết vi khuẩn, trở nên mềm và sạch sẽ. Các chất keo trong da vốn là các protein dạng sợi sẽ duỗi ra và nở to ra. Giai đoạn tiếp theo là quá trình thuộc da: tuỳ theo yêu cầu mà chọn các thuốc thuộc da khác nhau để gây biến đổi cho các protein dạng sợi, giữ cho da mềm, bền, không bị thối, nhớt. Cuối cùng là bước nhuộm màu, sấy khô, mài phẳng, vò mềm, đánh bóng...
7. Giải thích tính tự dập lửa của sợi clovinyl?
Các loại sợi tự nhiên, sợi propylen, sợi nitrilong... đều dễ bắt cháy khi gặp lửa (300-400oC). Các chất cao phân tử này khi bốc cháy tạo ra các gốc tự do, ví dụ H•, OH•, OOH•. Tốc độ sinh sôi gốc tự do ngày càng lớn. Đối với sợi clovinyl, khi cháy sẽ phân giải phân tử HCl. Phân tử này sẽ hấp thụ năng lượng của các gốc tự do và tự động dập lửa.
8. Tinh thể lỏng là gì?
Tinh thể lỏng là các hợp chất hữu cơ thuộc 3 loại: họ chlesterol, họ gần tinh thể, họ sắp xếp định hướng. Trong điều kiện bình thường, các phân tử của hợp chất tinh thể lỏng sắp xếp có trật tự, trạng thái của chúng hoàn toàn trong suốt. Khi áp vào tinh thể lỏng một điện áp dòng một chiều, sự sắp xếp các phân tử bị xáo trộn làm thay đổi các tính chất quang học của nó (hiệu ứng điện quang). Hiệu ứng điện quang của hợp chất tinh thể lỏng được ứng dụng làm màn hình hiện số.
9. Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Xăng và cồn chứa những hợp chất hữu cơ dễ cháy (hidrocacbon, rượu) nên khi đốt các thày phần của chúng đều cháy hết tạo CO2 và H2O.
Gỗ và than đá lại có thành phần hết sức phức tạp. Trong gỗ có những thành phần dễ cháy như xelulozơ, nhựa... nhưng gỗ còn chứa các khoáng chất không cháy được và tạo thành tro. Trong than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các chất khoáng là các muối silicat khi đốt sẽ không cháy và tạo tro.
10. Vì sao sau cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành hơn?
Nguyên nhân thứ nhất là do nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Nguyên nhân thứ hai là do sự tạo thành Ozon dưới tác dụng của tia lửa điẹn phát sinh từ sét. Ozon có tác dụng diệt khuẩn và tẩy trắng. Khi có nồng độ nhỏ làm cho không khí trở nên trong ssạch, tươi mát.
11. Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí? Có phải là do cá đớp không khí không?
Bọt khí thoát ra có thành phần chính là metan do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ các hợp chất mùn có ở đáy hồ ao. Khí metan là chất khí không màu, không mùi và hầu như không tan trong nước, do đó thoát ra ngoài tạo nên các bóng khí trên mặt hồ ao.
12. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió?
Khi máy photocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên có thể sinh ra khí ozon. Khí ozon khi có nông độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ, gây tổn hại cho đại não, gây đột biến, ung thư,...
13. Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả phải dùng bấc mới đốt được?
Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ và chứa các hidrocacbon nhưng với số nguyên tử cacbon khác nhau. Xăng chúa các phân tử có số cacbon 5-11, còn dầu hoả là 11-16. Sự cháy của xăng và dầu hoả thuộc loại cháy do bay hơi và liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa. Điểm bắt lửa của một nhiên liệu lỏng là nhiệt độ thấp nhất để trên bề mặt nhiên liệu lỏng tạo thành hỗn hợp cháy của hơi với không khí.
Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường, khoảng - 46oC nên trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường tồn tại hỗn hợp cháy với không khí. Khi hỗn hợp này chỉ cần tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy. Sau khi lớp hơi trên mặt xăng lỏng cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh và sự cháy tiếp tục dược duy trì.
Dầu hoả có điểm bắt lửa 28 - 45oC cao hơn nhiệt độ môi trường. ở nhiệt độ thường trên bề mặt dầu hoả không có hỗn hợp cháy nên không dễ bắt lửa để cháy. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn, dầu sẽ ngấm vào bấc. Bấc đèn dễ cháy và làm nhiệt độ xung quanh sợi bấc vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả làm cho dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hoả liên tục ngấm lên sợi bấc bảo đảm duy trì sự cháy.
14. Vì sao bóng đèn điện tròn dùng lâu lại xuất hiện lớp mờ màu đen bám bên trong bóng đèn sau đó dây tóc bị đứt?
Bóng đèn có sợi đốt bằng vonfram rất mảnh. Vonfram là kim loại khó nóng chảy (tnc= 3380oC) và có điện trở rất lớn, khi được đốt nóng sẽ trở nên sáng trắng. Khi đạt đến nhiệt độ sáng trắng, có một phần nhỏ vonfram trên bề mặt sợi wonfram sẽ bay hơi, gặp bóng thuỷ tinh lạnh sẽ ngưng tụ lại, lâu ngày tạo nên lớp màu đen. Sợi vonfram càng bay hơi sẽ càng bé, điện trở ngày càng tăng cao, do đó nhiệt độ sợi đốt càng cao và vonfram càng bay hơi nhanh. Đến một mức độ sợi vonfram sẽ không chịu đựng được nữa và sẽ bị đứt.
Để hạn chế sự bay hơi của vonfram, khí trơ nitơ được đưa vào trong bóng đèn làm cho bóng khó bị đen hơn và tuổi thọ sẽ lâu hơn.
15. Các loại đèn chớp sáng loại cũ và loại mới dùng trong việc chụp ảnh có gì khác nhau?
Đèn chớp sáng loại cũ thường dùng việc đốt kim loại magie hoặc nhôm để phát ra ánh sáng. Các loại đèn này chỉ dùng được một lần.
Ngày nay đèn chớp được thay thế bằng các đèn chớp điện tử dùng năng lượng điện biến thành năng lượng ánh sáng, có thể dùng nhiều lần.
16. Vì sao lại chụp được ảnh màu?
Từ ba ánh sáng màu: đỏ, lục, lam có thể phối trộn với nhau để cho ánh sáng có màu bất kỳ nào đó. Trên phiam ảnh đen trắng, chất cảm quang bạc halogenua chỉ nhạy với màu lam. Khi thêm vào các “thuốc nhuộm đặc biệt” có thể làm phim nhạy cảm với màu đỏ hoặc màu lục. Phim màu được chế tạo thành nhiều lớp: Trước hết trải lên đế lớp nhũ tương có chất tắng nhạy cảm màu đỏ; tiếp theo trải lớp nhũ tương có thêm chất tăng nhạy cảm màu lục; trên cùng là lớp nhũ tương không thêm chất tăng cảm quang. Sau khi ánh sáng phân giải, tuỳ thuộc vào thành phần ánh sáng đỏ, lục, lam mà tác dụng khác nhau trên các lớp nhũ tương có nhạy cảm khác nhau với ánh sáng tạo nên phim âm bản.
17. Kính đổi màu hoạt động theo nguyên tắc nào?
Kính đổi màu có chứa một lượng chất cảm quang bạc halogenua thích hợp. Các hạt bạc halogenua rất bé phân bố đều đặn trong mắt kính sẽ không gây sự tán xạ. Khi có ánh sáng mạnh chiếu vào thì xảy ra phản ứng phân huỷ các bạc halogenua thành bạc kim loại và các nguyên tử halogen. Các hạt bạc nhỏ phân bố đều đén mức độ nào đó sẽ làm mắt kính sẫm lại. Khi nguồn ánh sáng mạnh mất đi thì các nguyên tử bạc và halogen lại kết hợp với nhau tạo thành bạc halogenua. Ngoài ra trong kính đổi màu còn có thêm một ít đồng oxit có tác dụng xúc tác cho sự phân huỷ của bạc halogenua dưới tác dụng của ánh sáng.
18. Giặt khô là gì?
Giặt khô là quá trình làm sạch quần áo bằng dung môi mà không cần sử dụng nước và chất tẩy rửa. Dung môi để giặt tốt quần áo là tetracloetylen. Việc giặt khô được tiến hành trong một ống hình trụ chuyển động đóng kín, dung môi được phun vào quần áo, sau đó dùng không khí nóng để sấy.
19. Vì sao nhiều loại quần áo bị co lại khi gặp nước?
Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến cấu trúc và tính chất của các loại sợi dệt. Sợi len lông cừu có các vảy nhỏ hướng ngược chiều nhau, khi có các chuyển động tương đối gây sự ma sát giữa các sợi với nhau. Sợi len lông cừu dễ bị co khi ngâm nước và sau khi đã bị co thì khó phục hồi nguyên trạng. Sợi bông, sợi nhân tạo có tính co nước do trong phân tử có các nhóm ưa nước. Các phân tử trong vật liệu sợi này được sắp xếp ở trạng thái xốp, khe trống giữa các phân tử lớn và các phân tử nước dễ dàng xen vào. Khi đó có sự nở to dọc theo chiều dài của sợi làm cho sợi to ra về chiều ngang và độ dài ngắn lại. Khi để khô xuất hiện sự co ngắn rõ rệt.
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến quá trình kéo sợi. Trong quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm màu, sợi thường phải qua một số trạng thái kéo căng nên có sự biến dạng. Trong quá trình giặt bằng nước, sợi vải bị thấm ướt và có thể phục hồi, do đó mà co lại sau khi giặt.
20. Giải thích hiện tượng xù lông, vón cục trên sợi tổng hợp?
Các sợi tổng hợp có lực bám dính lẫn nhau nhỏ. Trong quá trình sử dụng, các loại vải bị co kéo, vò, xát, các sợi dệt có thể bị rời chuyển, trượt lên nhau làm xuát hiện các sợi lông mịn trên bề mặt vải. Các sợi lông nhỏ gần nhau khi bị ma sát sẽ xe lại kết hợp thành các sợi thô hơn, hình thành các cục hình cầu. Đồng thời khi bị ma sát, các sợi vải sẽ xuất hiện tĩnh điện và sẽ hút các hạt bụi và các sợi lông mịn. Do đó các hạt hình cầu nổi rõ, lớn lên và trở nên chắc hơn hình thành các nốt sần bám chắc vào vải.
21. Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?
Bột gạo có thành phần protein là 7-8%, trong đó chủ yếu là các protein tan trong nước. Bột mì có 8-15% protein, trong đó có đến 4/5 protein không tan trong nước. Khi nhào bột mì có thể dùng nước để rửa hết tinh bột để thu được một chất có tính dính, đàn hồi có thể kéo thành sợi nhỏ (mì cân, gân bột mì). Trong mì cân khô có đến 80% là các protein không tan trong nước. Khi nhào bột gạo thì không thể có “gân bột gạo”.
Tính đàn hồi của bột mì là do có chứa các protein không tan trong nước như protein keo, gluten. Trong đó có chứa thành phần aminoaxit systein có nhóm hydrosunfua -SH. Các nhóm này sẽ tạo liên kết đisunfua S-S kết nối giữa các phân tử protein thành chuỗi xích dài hơn.
22. Thực phẩm nở xốp (bỏng gạo, bỏng ngô...) được chế biến như thế nào?
Ngô hạt (gạo hạt) được đưa vào bên trong một bình bằng thép và được đóng kín lại. Gia nhiệt bằng ngọn lửa mạnh, nhiệt độ và áp suất trong bình thép tăng cao. Khi nhiệt độ và áp suất trong bình đạt đến nhiệt độ nhất định, nước trong hạt ngô (hạt gạo) đạt trạng thái quá nhiệt (trên 100oC). Hạt ngô (hạt gạo) trở nên hết sức mềm mại. Bờy giờ người ta mở nhanh nắp bình thép làm giảm áp suất đột ngột, phần nước trong hạt ngô (hạt gạo) nở mạnh làm cho hạt ngô (hạt gạo) nở to ra rất nhiều.
23. Tại sao thực phẩm nở xốp (bỏng gạo, bỏng ngô...) lại dễ được cơ thể hấp thụ, tiệu hoá?
Trước hết, thực phẩm nở to không chỉ thay đổi hình dáng, kích thước hạt mà còn thay đổi về cấu trúc bên trong. Trong quá trình nở to, các phần tinh bột có chuỗi liên kết dài, không tan trong nước bị cắt nhỏ thành loại tinh bột có mạch ngắn tan được trong nước là hồ tinh bột và đường. Các sản phẩm này dễ được cơ thể tiêu hoá, hấp thụ.
Thực phẩm qua quá trình làm nở to còn có lợi cho việc giữ gìn các sinh tố. Ví dụ với bỏng gạo, các sinh tố B1, B6 được bảo tồn có tỷ lệ tăng từ 1/5 đến 2/3 so với khi đem gạo nấu thành cơm.
Hơn nữa qua trình chế biến thực phẩm nở to được thực hiện ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn, phù hợp với yêu cầu vệ sinh.
24. Giấy gạo nếp có thể ăn được bọc ngoài một số loại kẹo, bánh thực ra được chế tạo từ cái gì?
Tuy gọi là giấy gạo nếp nhưng thực ra không phải chế tạo từ gạo nếp mà được làm bằng tinh bột khoai lang, tinh bột ngô, tinh bột tiểu mạch. Người ta đem tinh bột chế tạo thành bột nhão, loại bỏ các tạp chất, dùng nhiệt biến thành hồ, dùng máy để trải thành lớp mỏng, sấy sẽ tạo thành lớp màu trắng đục.
25. Sự đông của nước thịt và nước cá khi hạ nhiệt độ khác với sự đông của nước như thế nào?
Nước đông cứng lại khi hạ nhiệt độ xuống dưới 0oC. Nước cá, nước thịt khi được nấu đông không chỉ liên quan đến nhiệt độ mà còn liên quan đến các phản ứng hoá học. Thịt, cá được cấu tạo từ các protein có tổ chức dạng sợi tạo nên các bó sợi. Giữa các bó sợi được tổ chức liên kết bằng chất keo bền là các protein. Khi đun nóng chậm để tạo thành nước thịt, nước cá thì các dâuy chằng không hề thay đổi, còn các chất keo phản ứng với nước, phân giải tạo thành hệ keo động vật. Khi giảm nhiệt độ ( không cần đến 0oC), các chất keo sẽ đông cứng lại.
26. Vì sao khi rửa sạch, trứng tươi lại dễ bị hỏng?
Lớp vỏ trứng có chứa nhiều lỗ nhỏ. Bình thường, trên bề mặt quả trứng có phủ một lớp mỏng chất keo che kín các lỗ nhỏ trên bề mặt. Lớp keo này dễ hoà tan trong nước nên khi rửa trứng đã làm phá vỡ lớp màng này. Do đó, các vi khuẩn có hại có thể chui vào phá hoại trứng.
27. Vì sao rượu lại có thể làm mất mùi tanh của cá?
Cá tanh do có chứa trimetylamin và các chất dimetylamin và metylamin là những chất có mùi khó ngửi. Rượu có chứa cồn có khả năng hoà tan trimetylamin nên lôi nó đi, do đó làm mất mùi tanh của cá.
28.Năm vị của thực phẩm là ngọt, chua, đắng, cay, mặn, chát từ đâu mà có?
Vị mặn của thực phẩm chủ yếu do muối ăn (natri clorua) tạo nên. Ngoài ra cũng có thể do một số muối hữu cơ như natri malat, natri gluconat tuy nhiên vị mặn của chúng rất yếu.
Vị chua chủ yếu do axit cung cấp.
Vị ngọt của thức ăn chủ yếu từ nhóm hydroxyl. Nói chung có nhiều loại hợp chất trong phân tử có chứa càng nhiều nhóm hydroxyl thì vị càng ngọt.
Vị đắng thường do các thực vật đem lại: caphein trong cà phê; dịch lá chè, hạt chè...

29.Tại sao khi nấu chè đậu xanh, đậu đen không nên cho đường vào quá sớm?
Trong hạt đậu lượng nước ít có thể coi như một loại dung dịch có nồng độ lớn; lớp vỏ ngoài của hạt đậu như một màng bán thấm. Khi ngấm hạt vào nước và đun nóng sẽ phát sinh hiện tượng thẩm thấu mạnh. Nước sẽ xuyên qua lớp vỏ và đi sâu vào bên trong hạt đậu làm hạt đậu nở to, đậu được nấu nhừ. Nếu khi nấu lại cho đường vào quá sớm sẽ làm cho nồng độ dung dịch phía ngoài cao hơn trong hạt đậu nên nước không thấm từ ngoài vào được, thậm chí nếu nồng độ đường qua scao sẽ làm cho nước trong hạt đậu đã nở đi ngược trở lại ra ngoài. Do đó dù nấu lâu đến mấy đậu cũng khó nhừ.
30.Vì sao quả chưa chín vừa cứng, vừa chua lại vừa chát, nhưng quả chín vừa ngọt, vừa mềm, vừa thơm?
Trong quả xanh, hàm lượng các axit hữu cơ rất cao ví dụ axit tactric, axit xitric, axit axetic... Khi quả chín, các axit vị các chất kiềm trung hoà dần hoặc tác dụng với các loại rượu để tạo este nên nồng độ axit giảm. Đồng thời, hàm lượng đường trong quả cũng tăng dần. Do đó, quả chuyển từ chua sang ngọt.
Quả xanh hơi cứng do có nhiều nhựa, phần lớn chúng không tan trong nước. Trong quá trình quả chín, các loại nhựa chuyển hoá dần dần hoà tan trong nước làm cho quả cây trở nên mềm.
Quả xanh có vị chát chủ yếu do có nhiều axit tanin. Khi quả chín, axit này bị oxy hoá nên quả hết vị chát.
Quả xanh thường có màu xanh do có chứa diệp lục. Khi chín chất diệp lục bị phân huỷ và xuất hiện các sắc tố khác.
Quả chín có chứa nhiều đường có khả năng lên men tạo thành rượu. Rượu gặp các axit hữu cơ tạo thành các este làm cho quả chín có mùi hấp dẫn.
31. Vì sao thực phẩm đóng hộp lại có thể bảo quản được lâu?
Trong quá trình chế tạo đồ hộp, thực phẩm được gia công, diệt hết vi khuẩn sau đó được cho vào các hộp đã thanh trùng và được đóng kín. Do đó thực phẩm sau khi đóng hộp sẽ giữ được màu sắc, hương vị, đồng thời bảo quản được lâu.
32. Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải làm từ vàng thật không?
Các chữ mạ vàng hầu hết được chế tạo từ "vàng giả”. Vàng giả là hợp kim của đồng-kẽm được nghiền mịn rồi cho dầu sơn vào để tạo các chữ trên bìa.
33. Vì sao giấy để lâu bị ngả màu vàng?
Giấy được cấu tạo bao gồm các sợi xelulozơ khi để lâu trong không khí có thể bị oxi hoá bởi oxi của không khí. Ngoài ra ánh sáng mặt trời cũng có tác động đến giấy trong các phản ứng quang hoá với xelulozơ. Do đó khi bảo quản lâu thì giấy sẽ ngả màu vàng.
34. Vì sao khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết tủa, thậm chí làm cho mực mất màu?
Các mực được chế tạo dưới dạng các dung dịch keo, ví dụ mực màu xanh đen thường chứa tanin-sắt (II) sunfat và các loại phẩm màu xanh. Trong các dụng dịch này đều có chứa các hạt keo có điện tích. Khi trộng hai loại mực khác loại sẽ có các hạt keo có điện tích khác nhau, các hạt keo tích điện trái dấu sẽ hút lẫn nhau tạo thành các hạt lớn hơn và xuất hiện kết tủa. Trong bình xuất hiện nhiều cặn, bút viết bị tắc mực và mực bị nhạt màu.
35. Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y dược khác nhau như thế nào?
Xà phòng giặt là muối natri của các axit béo bậc cao, ngaòi ra còn có thuỷ tinh nước và một số chất kiềm khác.
Xà phòng thơm có chứa trên dưới 80% các dầu béo cao cấp, một ít lượng các tinh dầu thơm, các hương liệu làm cho xà phòng có mùi thơm.
Xà phòng y dược có công năng diệt khuẩn và chữa bệnh. Ví dụ xà phòng lưu huỳn để chữa ghẻ, mụn nhọt; xà phòng benzen để trị nấm da, xà phòng phenol có tính sát trùng...
36. Vì sao không nên dùng xăng để rửa tay tuy nó có thể rửa sạch các vết dầu mỡ?
Xăng có thể rửa sạch các chất dầu mỡ nhưng đồng thời cũng làm mất lớp mỡ bảo vệ trên da, làm cho da tay khô ráp, nứt nẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, trong xăng còn chứa cả phenol, toluen và các hợp chất thơm khác gây độc hại cho có thể. Hơn nữa, xăng dễ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều gây ngộ độc.
37. Nước từ hoá là gì? Tại sao nước từ hoá lại có ích cho sức khoẻ, đặc biệt có thể chữa sỏi thận?
Nước do nhiều phân tử nước tập hợp lại mà thành, trong đó các phân tử nước tồn tại ở dạng kết hợp gồm 2, 3 hay nhiều phân tử. Dưới tác dụng của từ trường các phân tử nước tác nhau ra tồn tại ở dạng tự do. Do trong nước từ hoá các phân tử nước ở trạng thái tập hợp ít hơn nên dễ tiếp cận với các quá trình sống.
Các loại sỏi thận chủ yếu do canxi cacbonat và một số chất khác kết hợp tạo thành kết tủa. Các hạt to tích tụ lại thành sỏi thận. Do nước từ hoá dễ xâm nhập vào bên trong các vật rắn nên các hạt rắn sẽ không cứng và không lớn lên được và có thể bị vỡ ra và theo nước tiểu bài tiết ra ngoài.
38. Trong các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thường được chăm sóc bằng một loại thuốc phun lên vết thương. Thuốc đó chính là cloetan, vậy thì nguyên tắc giảm đau ở đây như thế nào?
Cloetan là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp: 12,3oC. Khi phun cloetan vào da, nhiệt độ cơ thể làm cloetan bay hơi nhanh, làm cho da bị lạnh cục bộ và tê cứng. Do đó thần kinh cảm giác không truyền được cảm giác đau lên đại não. Đồng thời, do sự đông lạnh cục bộ khiến cho các huyết quản chõ bị thương co lại nên làm cho vết thườn ngừng chảy máu. Do vậy cloetan có thể làm giảm đau tạm thời.
39. Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa, xót?
Khi đốt muỗi tiết vào nốt đót một ít axit fomic. Axit fomic sẽ đi vào da thịt làm cho da thịt bị viêm, gây cảm giác đau, ngứa. Do đó nếu bôi một chút nước xà phòng có tính kiềm sẽ làm trung hoà lượng axit fomic nên sự tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.
1. Vì sao khí đốt sản xuất từ các nhà máy lại có mùi hôi ?
Trả lời : Trong các nhà máy chế tạo khí đốt, sử dụng than đá để chế tạo khí đốt thành phần chủ yếu của khí đốt là Mêtan, hyđrô, cacbon monooxyt là chất khí cháy không màu sắc, mùi vị. Nhưng trong than đá lại chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và phênol hai loại hợp chất này đều có mùi rất hôi, nhưng đối với một số loại khí đốt không mùi hoặc mùi quá nhẹ, người ta phải thêm một ít chất loại Mercaptan để tăng thêm mùi. Nhờ vậy khi khí đốt bị dò dỉ nó có thể được cảnh báo trước.
2. Vì sao thêm muối quá sớm đậu không nhừ ?
Trả lời : Trong đậu nành khô, nước rất ít. Khi nấu đậu nành nước thấm qua lớp vỏ đi vào bên trong hạt đậu làm hạt đậu nở to ra. Sau một thời gian nở to ra và nấu một thời gian các tế bào đậu bị vỡ và hạt đậu được nấu mềm ra. Nếu ta thêm muối vào thì nồng độ muối trong nước lớn hơn trong hạt đậu nên nước không thể thấm vaò hạt đậu, hạt đậu không chương ra và không nhừ được.
3. Tại sao gọi là kim loại đen, nó có màu đen không ?
Trả lời : Các kim loại đen không có màu đen, sắt kim loại, mangan tinh khiết có màu trắng bạc, crôm có màu trắng xám. Vì bề mặt của sắt bị gỉ, bao phủ bởi một lớp oxyt sắt từ ( Fe3O4) có màu đen nên người ta gọi sắt là kim loại đen.
4. Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao có màu xanh lam ?
Trả lời : Tại nhiệt độ cao sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxyt sắt từ ( Fe3O4) lấp lánh màu lam, nó chính là lớp màng bảo vệ cho sắt khỏi bị gỉ và ăn mòn.
5. Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn không bị ôi ?
Trả lời : Khi bạc gặp nước, sẽ có một lượng nhỏ bạc đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 2.10-10 gam bạc trong một lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển và thức ăn không bị ôi.
6. Vì sao các thanh kiếm cổ lại không bị gỉ ?
Trả lời : Thành phần của thanh kiếm chính là đồng thanh ( Hợp kim của đồng và thiếc ). Thiếc là một kim loại có khả năng chống ăn mòn rất tốt. Bề mặt của thanh kiếm đã qua xử lý đặc thù. Đó là sự lưu hoá bề mặt bởi lưu huỳnh hoặc các hợp chất của lưu huỳnh tác dụng với sắt làm cho bề mặt của thanh kiếm đẹp hơn và khả năng chống ăn mòn của thanh kiếm cũng tăng lên rất nhiều.
7. Vì sao bóng đèn điện để lâu lại bị đen ?
Trả lời : Dây tóc bóng đèn làm bằng wonfram có nhiệt độ nóng chảy hơn 3000oC ( 3308oC ). Khi sợi wonfram bị đốt đến sáng trắng một phần rất nhỏ wonfram trên bề mặt có thể bị bay hơi khi gặp thành thuỷ tinh lạnh của bóng đèn có thể bám chặt vào thuỷ tinh, dần dần bóng bị đen là nó sắp hỏng. Khi sơi wonfram bay hơi càng bé thì điện trở càng lớn làm nhiệt độ càng cao càng bốc hơi nhanh càng chóng hỏng.
8. Vì sao mực viết có màu xanh để lâu lại có mầu đen ?
Trả lời : Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là sắt (II) tanat vốn không có mầu xanh hay mầu đen mà có mâù lục nhạt, người ta thêm một loại thuốc nhuộm màu xanh đó chính là mực xanh đen. Khi viết loại mực này lên giấy, sắt (II) tanat trong mực bị oxyhoa thành sắt (III) tanat là chất kết tủa có mầu đen.
9. Khi bảng hệ thống tuần hoàn ra đời có thể dự đoán chất mới, nguyên tố đầu tiên nào được dự đoán và được tìm ra nhờ sự dự đoán đó, ai tìm ra nó ?
Trả lời : Nguyên tố đó là Germani, nó có tên ban đầu là Ekasilic, người tìm ra là K. Winkler vào năm 1886, tên nguyên tố được đặt để tưởng nhớ đến nước Đức quê hương ông.
10. Bạn hãy cho biết nguyên tố nào được con người biết đến đầu tiên ?
Trả lời : Đó là bẩy nguyên tố mà con người biết từ xa xưa : vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, sắt, thuỷ ngân.
11. Sơn phòng hoả là gì ? Tại sao nó lại phòng cháy được ?
Trả lời : Muốn cho chất cháy bắt được lửa thì phải có hai điều kiện : Một là chất cháy phải tiếp xúc với lửa, hai là chất cháy phải đạt tới nhiệt độ bắt cháy. Sơn phòng cháy được sản xuất từ các loại nhựa khó cháy, có thêm một số chất ngừa cháy. Khi gặp hoả hoạn, lúc nhiệt độ xung quanh tăng quá cao, sơn phòng cháy sơn lên các đồ vật sẽ thoát ra một lượng cacbon đioxyt dày đặc và một số khí khác không nuôi dưỡng sự cháy, các chất khí sẽ nhanh chóng bao phủ các đồ vật, ngăn ngừa không cho oxy tiếp xúc với các vật thể là cho chất cháy thiếu oxy và đám cháy sẽ dần dần bị tắt.
12. Vỏ tầu vũ trụ làm bằng gì ? tại sao phải làm bởi vật liệu đó ?
Trả lời : Khi bay về tầu vũ trụ phải qua tầng khí quyển, do vận tốc lớn, ma sát có thể làm nhiệt độ vỏ tầu tăng lên hàng nghìn độ. Để đảm bảo an toàn vật liệu sử dụng để chế tạo vỏ phải đảm bảo chịu được nhiệt độ cao, không bị mềm khi gặp nhiệt độ cao, chịu được va đập, nhẹ. Loại vật liệu thoả mãn đó gồm : các hợp chất cacbua silic, nitrua silic, zirconi oxyt. Ngoài ra khi sử dụng các loại vật liệu này có thể sử dụng lại nhiều lần.
13. Vì sao khi đốt cồn, xăng thì cháy hết còn đốt gỗ, than thì còn tro ?
Trả lời : Xăng, cồn là những chất hữu cơ có độ thuần khiết cao, dễ cháy chúng chỉ cấu tạo bởi bởi các nguyên tố C, H, O khi cháy thành CO2, và H2O bay mất còn gỗ, than đá còn chứa các các tạp chất không cháy được như các khoáng, muối của silicat đó chính là tro sau khi đốt than, gỗ.
14. Chiếc “bình” nào có thể chứa được nhiều hiđrô cho tương lai ?
Trả lời : Hiđrô là nhiên liệu của tương lai, nhưng một trở ngại lớn nhất là lưu trữ nó như thế nào ? khí H2 có nhiệt độ hoá lỏng thấp ( -252,8oC) và việc hoá lỏng đó cần nhiều năng lượng và không an toàn. Người ta có thể sử dụng một số hợp kim của các kim loại đất hiếm như Lantan-Niken, Zirconi-Crôm …, để hấp phụ khí H2 vào đó thì một thể tích của hợp kim có thể hấp phụ lượng lớn hơn thể tích của H2 ở dạng lỏng.
15. Vì sao xăng chỉ cần châm lửa là cháy còn dầu hoả cần có bấc mới cháy được
Trả lời : Sự cháy phụ thuộc vào độ bắt lửa của vật liệu cháy. Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp, ngoài ra trong phân tử xăng số nguyên tử C nhỏ hơn 11 nên sự bốc hơi mạnh và trộn với không khí thành hỗn hợp cháy. Dầu hoả nhiệt độ bắt lửa cao hơn, sự bay hơi của dầu kém hơn, không thể cháy khi châm lửa đựơc. Khi sử dụng bấc là chất rễ cháy, dầu sẽ theo các mao quản của bấc ngấm toàn bộ vào bấc đèn. Khi bấc cháy nhiệt độ xung quanh bấc vượt quá điểm bắt lửa của dầu làm cho dầu trên bề mặt bấc bắt đầu cháy. Dầu trên bề mặt bấc cháy hết thì dầu ở dưới lại ngấm lên theo các mao quản.
16. Vì sao quần áo có thể giặt khô, giặt khô được làm như thế nào ?
Trả lời : Giặt khô là không sử dụng nước, sử dụng một loại dung môi hữu cơ là tetracloetylen để tẩy các vết bẩn. Mọi công việc được điều khiển bằng máy móc sau khi được kiểm tra là quần áo đã sạch và hết dung môi máy giặt sẽ báo hiệu. Quần áo giặt khô vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu.
17. Vì sao bánh mì có nhiều lỗ nhỏ ?
Trả lời : Khi làm bánh người ta thường nhào bột mì với một lượng con men giống nhất định. Men cái sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh chúng phân giải tinh bột thành đường glucô đồng thời giải phóng ra lượng CO2 lượng khí này bị nhiệt đốt nóng và nở ra làm cho bánh mì xốp. Ngoài ra người ta có thể tăng lượng khí bằng cách thêm bột nở thường là natri hiđrô cacbonat.
18. “Giấy gạo nếp”, hay giấy bọc ngoài kẹo bánh được làm từ gì ?
Trả lời : Chúng không làm từ gạo nếp, mà làm từ tinh bột khoai lang, tinh bột ngô, tinh bột tiểu mạch. Người ta đem chế tạo thành bột nhão, loại bỏ tạp chất dùng nhiệt chế tạo thành hồ, trải thành lớp mỏng sấy khô sẽ được giấy gạo nếp
19. Vì sao nước thịt cá lại đông lại khi nhiệt độ không quá thấp ?
Trả lời : Trong thịt, cá có prôtêin tổ chức thành các sợi chằng khi ta đun lửa nhỏ các dây chằng này không hề thay đổi, còn chất tạo keo sẽ phản ứng với nước tạo thành keo động vật. ở nhiệt độ tương đối cao keo động vật tan trong nước khi nhiệt độ giảm xuống chất keo sẽ đông cứng lại.
20. Tại sao thịt muối lại có màu đỏ ?
Trả lời : Màu đỏ đó là do màu của tiết ( màu của myoglobin và hemoglobin ) là màu của muối phức Fe(II) nhưng nếu để một thời gian nó sẽ có mầu nâu mầu của Fe(III). Để giữ được mầu đỏ hấp dẫn người ta sử dụng các muối nitrat ( K, Na) khi muối thịt sẽ chuyển thành muối nitrit. Gốc nitrit dễ kết hợp với myoglobin thành hợp chất nitrit myoprotein rất bền có màu đỏ tươi.
21. Vì sao khi rửa sạch, trứng dễ bị hỏng
Trả lời : Lớp vỏ của quả trứng có một lớp màng là lớp keo che kín các lỗ nhỏ có trên bề mặt vỏ trứng. Khi bạn rửa lớp keo này bị hoà tan mất, lớp vỏ bảo vệ bị mất, các vi khuẩn có thể xâm nhập gây hỏng quả trứng.
22. Để loại bỏ mùi tanh của cá ta phải làm thế nào, tại sao ?
Trả lời : Trong cá chứa các amin như trimetylamin, dimetylamin, metylamin là những chất có mùi tanh, để khử mùi tanh ta chỉ việc loại bỏ các chất này. Trimetylamin rất khó thoát ra ngoài cá, nếu ta sử dụng một ít cồn có thể hoà tan nó và khi chiên cả cồn và trimetylamin sẽ bay hơi làm cá hết mùi tanh.
23. Vì sao có người uống ít người uống được nhiều rượu ?
Trả lời : Rượu có thành phần là cồn etylic. Cồn etylic vào cơ thể theo các biến đổi sau : đầu tiên nó biến thành aldehitaxetic nhờ men aldehit xúc tác tiến hành sau đó aldehit lai bị biến đổi thành các hợp chất khác, cuối cùng là cacbon dioxit. Mỗi giai đoạn đảm nhận bởi một loại men xúc tác. Nhưng quyết định là giai đoạn biến rượu thành anđêhít nếu quá trình này không kịp thì người sẽ bị say. Người uống nhiều hay ít là tuỳ vào lượng men aldehit có trong máu họ nhiều hay ít.
24. Đường đỏ biến thành đường trắng như thế nào ?
Trả lời : Khi sản xuất đường từ bất kì nguyên liệu nào ( mía, củ cải, thốt lốt) đều có màu đỏ, làm thế nào ta có thể có đường trắng. Đường đỏ là đường có lẫn các tạp chất có mầu khi loại bỏ các chất mầu này ta thu được đường trắng Người ta sử dụng than gỗ ( than hoạt tính) để hấp phụ hết chất mầu trong đường đỏ ta sẽ thu được đường trắng
25. Vì sao giấy để lâu lại chuyển thành màu vàng ?
Trả lời : Giấy được sản xuất từ xelulo khi được tẩy sẽ có màu trắng. Giấy có độ dai hay không dựa vào độ bền của sợi xenlulo. Khi để lâu, oxy của không khí có thể tác dụng với sợi xenlulo dần có mầu vàng, ngoài ra ánh sáng có thể tác dụng với sợi xenlulo dưới dạng các phản ứng quanh hoá có thể làm cho giấy trắng chuyển về trạng thái ban đầu là có mầu vàng.
mercury hydragyrum
mercury hydragyrum
Nguyễn Thị Thảo Vy
Nguyễn Thị Thảo Vy

Tổng số bài gửi : 262
Join date : 05/11/2011
Age : 27

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết