TINH HOA HỘI TỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SỰ TÍCH CHIM BẮT CÔ TRÓI CỘT ( NĂM TRÂU 6 CỘT)

Go down

SỰ TÍCH CHIM BẮT CÔ TRÓI CỘT ( NĂM TRÂU 6 CỘT) Empty SỰ TÍCH CHIM BẮT CÔ TRÓI CỘT ( NĂM TRÂU 6 CỘT)

Bài gửi by chemistry024 Sun Nov 20, 2011 7:59 pm

Ngày xửa ngày xưa, có một bác lực điền tên là Ba ở trong một xóm dưới chân núi. Bác không có ruộng phải làm rẽ năm sào của một phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất, trâu bò ở rải rác các thôn xóm nhiều không kể xiết. Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thực thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp lúa sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu rẽ. Từ đấy công việc của bác Ba thêm bận rộn. Ngày ngày bác phải chăn một bầy trâu của phú ông, chúng sinh nở tổng số đã thành năm con.

Bỗng dưng, một ngày nọ, phú ông lăn ra chết. Hắn chết hãy còn đang trẻ. Phú ông chưa có con trai, chỉ có mỗi một cô con gái nên bao nhiêu ruộng đất trâu bò đều về tay cô. Mà ruộng đất trâu bò của phú ông giao cho các tá điền nhiều thứ linh tinh phức tạp, có thứ đã làm giấy tờ phân minh nhưng cũng có thứ vì cái chết đột ngột nên chưa có giấy tờ gì cả.





Cô con gái phú ông rất giống tính cha, lại là một người có mánh khóe vặt, không bao giờ ả chịu để mất không cho người ngoài dù là một vật nhỏ mọn. Sau khi làm ma bố xong, ả mới bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của bố để lại.

Ả đến nhà bác Ba vào một buổi chiều. Lúc đó bác còn đi chăn trâu chưa về. Nhà này có nuôi trâu, ả biết, nhưng tất cả số trâu nuôi, trâu đẻ được mấy con và lớn bé như thế nào thì ả còn mập mờ, trừ phú ông ra chả ai biết rõ. Mấy người đầy tớ chỉ nhớ mang máng cả mẹ đẻ con đẻ đâu năm sáu con.
Tục ở đây nuôi trâu không có chuồng. Người ta đóng ở góc sân những cái cột, tối về buộc mỗi con vào một cột. Thoạt vừa đến, ả đếm ngay số cột, được sáu cái: ” Sáu cột vị chi là sáu con trâu” ả bảo thế. Ả không biết rằng trước đây một hôm vì có một cột gần gãy nên bác Ba phải đóng một cột khác, chưa kịp nhổ cái kia đi.

Lúc bác lực điền đánh trâu về, ả đếm đi đếm lại chỉ có năm con, ả thầm nghĩ: ”Quái thật! Có lẽ nghe tin cha ta chết mà việc nuôi trâu từ mấy lâu nay cha ta không bắt làm giấy tờ, nên thằng cha này đã bán trộm một con”. Ả nói to: “ Này bác Ba ! Còn một con nữa đâu, bác?”. Bác lực điền ngạc nhiên:” Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con”. Ả cười ranh mãnh:” Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì”? Bác Ba đem việc cột gãy ra phân trần, nhưng ả nào có nghe:” Thôi, bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại sáu cột?”.

Thấy ả lẩm bẩm mãi mấy tiếng ” năm trâu sáu cột” bác lực điền nổi xung lên, bảo:” Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!”. Cô con gái phú ông không phải là tay vừa, ả nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Ả tiếp theo chân bác. Rồi từ đó hai câu” năm trâu sáu cột” và “ bắt cô trói cột” trở nên lời đối thoại duy nhất của hai bên.
Cả bác Ba và cô gái nọ về sau đều hóa thành chim. Hai con chim đó xuất hiện ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Bắc Cạn là vùng mà bác Ba sinh trưởng. Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng: một con đằng này núi, một con đằng kia núi; một con kêu” năm trâu sáu cột”, một con đáp” bắt cô trói cột”. Người ta nhận tiếng kêu của từng con một để đặt tên.
Giữa thập niên 40 của thế kỷ XX, cũng qua suy diễn của con người, tiếng chim trước đây có ý thô bạo với phụ nữ được chuyển thành “đánh Tây đuổi Nhật”.
Đánh Tây, mọi người Việt Nam yêu nước đều đánh, cả nước cùng đánh. Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, ai ai cũng vững lòng tin như thế, nhưng thắng lợi không thể có ngay mà quân dân ta còn phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh nữa. Trường kỳ mà!
Vậy là vào thời kỳ này, ở bất cứ đâu cũng nghe người ta chuyển 4 tiếng chim kia thành như một khẩu hiệu "khó khăn khắc phục”. Ngày nay loài chim này còn rất ít, lắm nơi mất hẳn. Có lẽ vì núi rừng bị tàn phá, thu hẹp hơn xưa không còn chỗ cho chim sinh trú. Những ngày này, tôi bất chợt nhớ về tiếng chim chuyển ý ấy. Mong rằng nó không chịu chung số phận đáng thương như một số loài cầm thú sắp tuyệt chủng...




BẮT CÔ TRÓI CỘT


Về quê nghe tiếng chim bắt cô trói cột
Ngỡ ai treo kí ức ở trên cành
Ta mòn gót đi cùng trời cuối đất
Tóc trên đầu hao hết nửa phần xanh
Ta xuống đồng, lúa mừng vui vẫy gọi
Cánh cò chao nghiêng ướm hỏi đôi điều
Ừ, nơi đây ta từng gieo kỉ niệm
Ai gặt hết rồi thuở tóc xanh yêu!?

Ta cứ ngỡ quê nhà xưa vẫn vậy
Còn người thương gội bồ kết ướt lưng ong
Trăng vẫn cũ – con đường xưa lại mới
Hết đá vấp chân- sao lại nhói đau lòng!
Biết sao được chuyện của đời dâu bể
Sông có tự ngàn xưa chừ cũng xoay dòng
Núi sừng sững cũng trọc đầu mỏi mệt
Sá chi ta chỉ một kiếp long đong.
Chim chỉ gọi- chẳng bắt ai trói cột
Mà sao ta vùng vẫy đến rã rời
Đứng giữa vườn xưa buồn vui khôn nói được
Kêu chi hoài não nuột lắm chim ơi!
chemistry024
chemistry024
Nguyễn Quang Vũ
Nguyễn Quang Vũ

Tổng số bài gửi : 145
Join date : 05/11/2011
Age : 27
Đến từ : Việt Nam

https://mathandchemistry.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết