TINH HOA HỘI TỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

2 posters

Go down

: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Empty : Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài gửi by mercury hydragyrum Thu Feb 16, 2012 9:07 pm

Vua Lê Thánh Tông sinh thời có được dịp ghé thăm miếu của Vũ Nương do dân làng lập nên. Khi ông tớI đây, nhìn “khói hương” “nghi ngút”, cảm xúc của ông trào dâng và ông đã viết ra bài “Lại bài Viếng Vũ Thị”

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

…………………

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2003 )

Ngay từ tựa đề bài thơ ta đã thấy chữ “LạI”. Từ “LạI” ở đây có nghĩa là lặp đi lặp lạI nhiều lần, chứng tỏ rằng trước kia, cũng đã có rất nhiều nhà thơ đã đến ngôi miếu này và cũng đặt tên là “Bài Viếng Vũ Thị 1, 2, 3, …”. Nhưng ở Lê Thánh Tông, vì ông là vua nên ông chọn một phong cách rất riêng biệt cho mình. Ông không lấy sau tên “Bài viếng Vũ Thị” là một con số mà ông dùng chữ “lạI” ở trước. Như vậy tựa đề bài này nếu như hiểu theo một nghĩa sâu xa, dành cho những ngườI có tâm hồn thi ca lãng mạn, trữ tình như Lê Thánh Tông và … em thì ta có thể hiểu là: “LạI nữa bài viếng Vũ Thị”.

Từ xa, tác giả đã thấy ngôi miếu có rất nhiều khói hương, chứng tỏ ngườI dân ở đây vẫn ngày ngày đến thắp nhang để tưởng nhớ nàng Vũ Nương xấu số, mặc dù nàng chỉ là một nhân vật hư cấu.

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Ở hai câu thơ tiếp theo, ý tác giả là muốn oán trách chàng Trương Sinh: Chàng lấy được Vũ Nương là phúc đức 8 đờI nhà chàng, thế mà chàng lạI không biết giữ lấy nàng, còn nghi oan chỉ vì nghe lờI bé Đản, một đứa bé đẻ non, thiếu iốt, có cái bong mà cũng tưởng là người. Chính chàng đã gián tiếp mưu sát Vũ Nương. Có lẽ tớI đây, vua Lê Thánh Tông cũng rất tức giận vì ngài ước gì lúc đó ngài là vua, thì ngài sẽ ban ra luật pháp chặt chẽ hơn để chống bạo hành trong gia đình, thì có lẽ Trương Sinh đã không dám hó hé, và Vũ Nương đã được cứu. Thế nhưng, Lê Thánh Tông còn một điều rất sai sót, ông đã ghi: “Cung nước chi cho luỵ đến nàng”. “Cung nước” chẳng phảI là “Thuỷ Cung” sao? Mà Thuỷ Cung chính là nơi Linh Phi sống, ngườI đã đem lạI sự sống cho Vũ Nương. Thế tạI sao tác giả lạI ghi “luỵ đến nàng”. Có lẽ Lê Thánh Tông không biết rằng ở dướI “cung nước”, nàng rất sung sướng vì ở đó có các món hảI sản làm bổ trí óc, đắp mặt nạ da cá đuốI để làm đẹp da, dùng hơi nóng của núi lửa ngầm để duỗI tóc, … có khi dướI đó còn có truyền hình cáp HTVC hay là ADSL để chơi game online hay Yahoo Chat nữa, ôi, ai mà biết được. Sự lầm lẫn của tác giả cho thấy ông chỉ mớI đọc một phần của tác phẩm là ông đã phảI lo đi Công Thành Chiến hay là trả lờI thư của các game thủ Võ Lâm Truyền Kỳ gửI qua email. Thật là đáng tiếc.

Bén đèn dầu nhẫn dưng nghe thể (câu này đọc không ra, chữ xấu quá )

Cung nước chi cho luỵ đến nàng.

Hai câu tiếp, tác giả đã đưa ra được một hình ảnh hết sức lãng mạn và huyền ảo

Chứng quả đã trôi vầng nhật nguyệt

GiảI oan chẳng lo mấy đàn tràng.

Tác giả đã đưa lên hình ảnh của hai vật thể vĩnh cửu trên thế gian này, đó là mặt trăng và mặt trời. Hai vật này tuy rất gần nhưng lạI rất xa. Chúng chẳng bao giờ gặp nhau được, khi mặt trờI đi ngủ thì mặt trăng lạI toả sáng, cứ thế vòng tuần hoàn xoay chuyển. Chúng chỉ có thể gặp nhau khi thờI gian đứng lạI, khi cái chết trờ về thành sự sống. Ở đây cũng vậy, tác giả muốn nói là Vũ Nương và Trương Sinh giờ đã hai nơi cách biệt, chẳng thể gặp nhau, cho dù chàng đã để “lo mấy đàn tràng” để “giảI oan” nhưng vẫn chẳng được đâu. Vũ Nương chỉ hiện về trong phút chốc trên cỗ xe ngựa bằng vàng SJC và bốn con ngựa bằng bạc PNJ, trên bốn bánh xe có gắn kim cương. Nàng lái cỗ xe này đến có ý cho chàng Trương thấy rằng mình rất giàu có, để chàng khỏI phảI lo lắng chuyện đốt giấy tiền vàng mã. Nàng phảI biến mất ngay vì đây chỉ là xe mướn của thần mặt trờI Apolo. Nhưng nàng đã tính sai lầm ở chỗ là nàng cốt hiện về trên chiếc xe đắt tiền để cho Trương Sinh đỡ nhớ mong, nhưng nàng đã nhầm, Trương Sinh sau khi thấy chiếc xe quá đẹp đã chuyển từ nỗI nhớ nàng sang nỗI nhớ xe.

Nhớ Nương không phảI vì tình

Nhớ em vì chiếc xe vàng em đi

Đến đây, dòng suy nghĩ của tác giả bị ngắt ngang bởI một dòng suy nghĩ mới. Đó là ông vừa nghĩ ra trò chơi mới. Ông rủ các quan cận thần ngồI quanh một cái “bàn”, để ra vài dõng “bạc” lẻ, rồI ông chơi trò oẳn tù xì, hay là thảy gạch, hay ác hơn là xạp xám, bài Pocker, … nói chung là các trò ăn tiền. Thế nên ông mớI ghi:

Qua đây bàn bạc mà chơi vây

Ông tay vừa chơi nhưng miệng vẫn không ngớt lờI oán trách Trương Sinh sao quá phũ phàng: “Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”.

Đấy, bài thơ hay là thế, tác giả lãng mạn là thế, và … ngườI phân tích tuyệt vờI là thế. Nhưng nếu đem so sánh vớI “Chuyện NgườI Con Gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ta sẽ thấy được Lê Thánh Tông vẫn chưa bộc lộ thái độ về số phận của ngườI phụ nữ trong xã hộI đương thờI sâu sắc bằng Nguyễn Dữ. Có lẽ vì Nguyễn Dữ đã từng thấy rất nhiều cảnh đau thương nên ông có một nỗI niềm xúc cảm đặc biệt vớI thân phận ngườI phụ nữ. NgườI ta có câu:

Thương thay số phận con ruồI

Dẫu đi tắm trắng, cả ngườI đen thui

Con ruồI có đi tắm trắng hay make-up thì ngườI nó vẫn đen. Thân phận ngườI phụ nữ cũng thế, dù có vùng lên hay hết lờI giả bày nhưng họ vẫn bị ghẻ lạnh, hắt hủ, cho đến ngày 8 tháng 3 (năm nào đóWink thì thân phận phụ nữ mớI thực sự có chỗ đứng trên thương trường. Còn về vua Lê Thánh Tông, từ nhỏ ông đã sống trong xa hoa phú quý, khắp cung điện kín cổng cao tường thì làm sao mà ông có thể hiểu được tình cảm bằng Nguyễn Dữ. Lòng cảm thông của ông chỉ bung cháy lên như một ngọn lửa rồI lạI vụt tắt. Lấy em ra làm ví dụ, em sau khi đọc tác phẩm “Chuyện NgườI Con Gái Nam Xương” em mớI thấy được nỗI khổ của ngườI phụ nữ. Sẵn đây, em cũng mạo phạm bày tỏ niềm cảm thông của em qua bài thơ em tự sáng tác

Tấm lòng Thị Thiết quá ngây thơ

Chịu gả than mình cho thằng khờ

Để rồI ngậm đắng chịu oan ức

Nghịch cảnh ôi sao khó giảI bày

Chỉ mong dòng song kia rửa sạch

Bao vết lem nhơ nhiễu sự đời.

Để chàng Trương Sinh trong đau khổ

Đừng trách Nương sao quá phũ phàng.

Em nghĩ rằng dù bất cứ ai, khi đọc qua bài thơ này chắc chắn sẽ đốI xử tốt hơn vớI chị em phụ nữ vì có phụ nữ mớI có con người. Chính mẹ ta cũng là ngườI phụ nữ, ngườI mang nặng đẻ đau sinh ra ta. Vì thế ta không nên để họ trong đau khổ nữa vì họ đã quá khổ rồi. “Không đau vì quá đau”.


mercury hydragyrum
mercury hydragyrum
Nguyễn Thị Thảo Vy
Nguyễn Thị Thảo Vy

Tổng số bài gửi : 262
Join date : 05/11/2011
Age : 27

Về Đầu Trang Go down

: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Empty Re: : Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài gửi by crazy_lover Wed Feb 29, 2012 10:38 pm

úi giời !!! gê thế hơn 2000 view luôn !!! bài viết có sức thu hút dữ !!!
crazy_lover
crazy_lover

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 10/01/2012
Age : 26
Đến từ : Phạm Văn Chiêu secondary school

Về Đầu Trang Go down

: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Empty Re: : Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài gửi by mercury hydragyrum Mon Mar 05, 2012 11:57 am

hihihihi bài mình đăng mà lị
mercury hydragyrum
mercury hydragyrum
Nguyễn Thị Thảo Vy
Nguyễn Thị Thảo Vy

Tổng số bài gửi : 262
Join date : 05/11/2011
Age : 27

Về Đầu Trang Go down

: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Empty Re: : Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết